Lưu tâm 5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô mà tài xế không được phép 'làm ngơ'
Tin công nghệ

Lưu tâm 5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô mà tài xế không được phép 'làm ngơ'

Các bộ phận trên ô tô có tuổi thọ lên đến vài năm, nhưng cũng có một số bộ phận rất dễ bị hư hỏng nếu các bác tài không để ý hay chăm sóc đúng cách.

Có thể bạn chưa biết, trong sách hướng dẫn của các nhà sản xuất ô tô đã ghi đầy đủ các bộ phận và linh kiện có mốc thời gian để bảo trì cụ thể hay thay mới. Mặc dù vậy, có một số chi tiết trên xe rất dễ bị hỏng hóc do yếu tố vật lý hay thời tiết, chủ xe cần có cách chăm sóc và bảo dưỡng các bộ phận này kỹ hơn để không mất quá nhiều tiền vào chi phí sửa chữa cũng như bảo đảm an toàn. 

Lốp và la-zăng

 

Lốp xe là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với mặt đường nhiều nhất. Chính vì vậy, chỉ cần trên mặt đường có vật cản, gây bất lợi, lốp xe là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên. Với những tình huống lái xe cẩu thả như không giảm tốc ở ổ gà, lao chéo lên vỉa hè để đỗ xe hoặc tránh đường không cẩn thận,… thì rất dễ làm lốp bị hư tổn nghiêm trọng. 

La-zăng cũng là một bộ phận dễ bị hỏng hóc, nếu có va chạm mạnh ở bánh xe thì la-zăng cũng rất dễ bị méo, gây nên hiện tượng bị rung khi đi ở dải tốc độ cao.

Giải pháp: Để tránh tình trạng này, tài xế cần bơm đủ áp suất lốp theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, không để lốp non gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu, giảm tuổi thọ và khiến xe mất ổn định. Lốp xe quá căng cũng làm giảm khả năng ma sát giữa lốp xe và mặt đường, giảm hiệu quả phanh, trơn trượt khi nguy hiểm khi trời mưa, dễ nổ khi trời nắng. 

Thêm một lưu ý, các bác tài cần phải biết kỹ thuật đảo lốp cứ sau khoảng 10.000 km một lần. Và cũng tiến hành cân bằng lại độ chụm của các góc bánh xe mang lại sự cân bằng, tránh tình trạng rung lắc. Khi lốp xe bị mòn hết hoa hoặc tài xế đi được quãng đường 20.000-25.000km hoặc từ 2-3 năm dù chưa đạt số km thì vẫn nên thay lốp mới. 

Đèn ô tô

Đèn ô tô có chức năng chiếu sáng và phát ra các tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện phía sau tham gia giao thông tránh khỏi những va chạm không cần thiết. Sau một thời gian sử dụng, bóng đèn ô tô cũng dễ bị hư hỏng bởi các các va đập mạnh, thường di chuyển trên những cung đường xấu, hay bị chập điện. 

Giải pháp: Theo kinh nghiệm chăm sóc xe ô tô của tài già, tài xế nên kiểm tra hệ thống đèn ô tô (trung bình 6 tháng/lần) để đảm bảo an toàn, bảo dưỡng ắc quy và hạn chế di chuyển vào những đoạn đường xấu. 

Trường hợp bóng ở bên phía người lái bị cháy sẽ rất nguy hiểm vì khó nhìn được xe đối diện. Nếu không mang theo bóng đèn dự phòng, tài xế nên chuyển sang sử dụng bóng đèn phụ.

Cần gạt nước

Chức năng của cần gạt nước là giúp cho phần kính lái trước hoặc sau luôn sạch sẽ, qua đó bảo đảm tầm nhìn cho tài xế trong mọi điều kiện thời tiết. Ở điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như nước ta, cần gạt cũng là 1 trong 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô, do được cấu thành từ nhiều chất liệu cao su và thường xuyên bị ma sát. 

Dấu hiệu nhận biết cần gạt nước hỏng là có các triệu chứng sau: xuất hiện các vệt sọc hoặc vệt nằm ngang trên kính; bỏ qua một số khu vực trong tầm hoạt động; bị rung hoặc phát ra tiếng động khi hoạt động.

Giải pháp: Đối với bộ phận này, các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra cần gạt nước sau khoảng từ 12-18 tháng, thay mới nếu phát hiện hư hỏng. 

Gioăng kính cửa sổ

Nhiều người cho rằng gioăng kính ô tô là bộ phận không quan trọng nên lơ là không chăm sóc. Tuy nhiên, gioăng kính ô tô có 5 tác dụng rất hữu ích: tăng độ chống ồn; giúp xe kín hơn chống bụi, nước; chống trầy mép cửa; giúp đóng cửa êm hơn. 

Gioăng kính ô tô nếu để ở trong điều kiện thời tiết thuận lợi có thể sử dụng từ 7-10 năm, nhưng trường hợp này là rất ít. Gioăng cửa được làm từ chất liệu bằng cao su nên chúng bị lão hóa rất nhanh, dẫn đến hiện tượng bị nứt, gãy. Khi gioăng bị hỏng sẽ khiến cửa không được khép kín, làm giảm khả năng chống ồn của xe. 

Giải pháp: Thường xuyên tiến hành lau chùi nội thất ô tô, khi bụi bám nhiều thì nên hạn chế việc lên, xuống kính để tránh bụi chui vào sau bên trong và cũng làm kính cửa sổ bị trầy xước. Hiện nay có nhiều sản phẩm chăm sóc gioăng cửa ô tô giúp tiêu diệt nấm mốc cũng như hạn chế được hiện tình trạng nứt gãy. 

Sơn vỏ ô tô

Cũng giống như các chi tiết khác, sơn vỏ ô tô cũng rất dễ bị bạc màu theo thời gian. Thông thường sơn ô tô duy trì màu sơn tốt nhất trong 5 năm đầu tiên. Kể từ sau đó, sơn sẽ bắt đầu có dấu hiệu của sự xuống cấp như bạc màu, nứt nẻ. 10 năm tiếp theo, sơn xe gặp vấn đề xuống cấp nặng nề hơn, biểu hiện là sự bong tróc bề mặt.

Giải pháp: Sau khi mua xe mới, nhiều người thường phủ sơn ceramic và phủ gầm. Chất phủ nano hay ceramic loại tốt có tác dụng như "một lá sen'' giúp ngăn ngừa sự bám dính của bụi bẩn giúp bảo vệ độ bóng và chống xước cho xe. Bên cạnh đó, việc phủ gầm xe ô tô cũng cần thiết nhằm giúp chống rỉ sét gầm, mọt gầm…

 

avatar
Đánh giá :
x

Xem tin khác
Thiết kế bởi HuraSoft
Nguyễn Thanh Bình, số 32 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 0913 51 00 33 - Email : otothanhbinh@gmail.com