Không phải ai cũng biết những chức năng này trên xe ô tô
Tin công nghệ

Không phải ai cũng biết những chức năng này trên xe ô tô

Không phải ai cũng biết hết những chức năng trên xe, nhất là những lái mới lại càng bỡ ngỡ với một số chức năng của xe.

Nút sấy kính trước và sau (Front/Rear)

Sấy kính là chức năng cần thiết trên ô tô, đặc biệt hữu ích khi trời mưa hoặc vào những ngày giá rét. Ngày nay, các dòng xe đều đã được trang bị chức năng sấy kính trước (Front), sưởi kính sau (Rear), tuỳ chọn sấy gương chiếu hậu bên giúp nhanh chóng làm bay hơi nước và lấy lại tầm nhìn cho tài xế. 

Nút bấm hệ thống sấy kính chắn gió trước và sau thường được thiết kế đặt gần với hệ thống điều hòa ô tô, nút nằm tại trung tâm của bảng điều khiển, với kí hiệu riêng biệt như hình mũi tên chỉ ở hình bên trên với ký hiệu riêng biệt và khi kích hoạt sẽ có đèn bật sáng. Lưu ý cho người sử dụng là khi bật tính năng này lên phải đóng kín tất cả các cửa, vì nếu để hở hệ thống có thể hoạt động kém hiệu quả và gương vẫn bị mờ. 

Nút gạt nước, phun nước rửa kính
 
Nút gạt nước, phun nước rửa kính ô tô thường được bố trí sau vô lăng. Tùy thuộc vào từng dòng xe và phiên bản mà các cụm nước rửa kính có cách bố trí khác nhau. Chức năng gạt nước sẽ có nhiều chế độ như: 
  • OFF: Tắt

  • MIST: Chế độ đi vào trời sương mù

  • AUTO: Chế độ gạt tự động

  • INT: Chế độ gạt chậm và ngắt quãng

  • LO: Chế độ gạt chậm

  • HI: Chế độ gạt nhanh

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, người lái muốn bật/tắt thì cần kéo/đẩy theo các vị trí tương ứng với các ký hiệu tương ứng. Để bật phun nước rửa kính hãy kéo cần điều khiển về phía người lái.

Ngoài ra, trên dòng xe Mercedes Benz, cách bố trí và sử dụng cần gạt mưa cũng có chút khác biệt so với các hãng khác. Để điều chỉnh cần gạt mưa, người dùng sử dụng tương tự như các dòng xe khác. Tuy nhiên, để xịt nước rửa kính thì các bạn nhấn vào nút bấm ở đầu cần và nhớ nhấn vào 2 nấc. Nấc đầu tiên thì cần gạt mưa hoạt động, bấm thêm 1 nấc nữa thì vòi xịt nước hoạt động. 

Chế độ E/ECON/ECO

Viết tắt của từ Economy. Chế độ Eco được thiết kế để giảm tiêu thụ nhiên liệu và cải thiện hiệu suất của xe. Để đạt được điều này, lượng nhiên liệu vào động cơ thường bị giảm một phần và một số xi-lanh của động cơ có thể ngừng hoạt động. Phản ứng của bướm ga cũng giảm để giúp người lái sử dụng ít nhiên liệu hơn và cải thiện hiệu suất nhưng điều này cũng khiến xe đi chậm hơn.

Nút giữ phanh AUTO HOLD

Phanh tự động là công nghệ được trang bị khá nhiều trên các dòng xe hiện đại. Khi tính năng này được kích hoạt, xe sẽ tự động giữ phanh mà người lái không cần phải sử dụng chân để đạp phanh hay kéo phanh tay. Khi muốn tiếp tục di chuyển, người lái chỉ cần mớm nhẹ chân ga là tính năng AUTO HOLD sẽ tự động tắt.

Thông thường nút giữ phanh AUTO HOLD sẽ được bố trí gần với cần số và ngay cạnh cần số điện tử. Để biết hệ thống này đang được kích hoạt hay không, hãy nhìn vào cụm đồng hồ điều khiển nút đèn nhỏ được tích hợp trên công tắc.

Các chế độ gài cầu

Các chế độ gài cầu 2H, 4H, 4L thường được bố trí trên các vị trí núm xoay, các nút bấm chọn đối với xe gài cầu điện tử và cần số gài cầu. Ký hiệu các chế độ gài cầu thường là 2H-4H-4L hay 2H-4H-4HLc-4LLc.

  • 2H- Chế độ 1 cầu nhanh để  dẫn động với 2 bánh ở tốc độ cao,  khuyến khích sử dụng trong điều kiện đường trường và đô thị. Ưu điểm là vận hành nhẹ nhàng và tiết kiệm nhiên liệu. 

  • 4H - Chế độ 2 cầu nhanh để dẫn động với 4 bánh ở tốc độ cao, thường được sử dụng trên điều kiện đường trơn, đường sỏi độ bám đường kém, đặc biệt điều kiện đường cua, dốc trơn trượt.

  • 4L - Chế độ 2 cầu chậm để dẫn động 2 bánh với tốc độ thấp, phù hợp để chạy đường rừng, lội bùn, lội sông. 

  • 4HLc - Hai cầu tốc độ cao kết hợp với khóa vi sai trung tâm, phù hợp để di chuyển trên địa hình gồ ghề, tương đối phức tạp. Chế độ 4HLc với khóa vi sai trung tâm sẽ giúp phân bổ lực kéo 50:50 giữa trục trước và trục sau, giúp xe vượt qua các địa hình phức tạp. 

  • 4LLc - Chế độ 2 cầu thấp kết hợp với khóa vi sai trung tâm, chế độ này sử dụng khi xe cần lực kéo mạnh mẽ giúp xe vượt qua những hố lầy và địa hình hiểm trở. 

Nút đèn cảnh báo nguy hiểm 

Đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn chớp nguy hiểm (đèn hazard) là một cặp đèn báo nhấp nháy với mục đích cảnh báo người lái xe khác về nguy hiểm ở phía trước, hoặc báo hiệu xe đang ở tình huống nguy hiểm. 

Để kích hoạt chế độ này, tài xế ấn vào nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển. Ở hầu hết các xe, nút này sẽ được đặt ở giữa và chủ xe phải ấn bằng tay. Một số xe khác sẽ tự động kích hoạt chế độ này nếu bị tai nạn hoặc phanh gấp. 

Nút mở cốp, nắp capo và bình xăng

Trên hầu hết các mẫu xe ngày nay, nút mở cốp, nắp capo và bình xăng được bố trí ở phía bên trái cạnh vô lăng (có thể bố trí bên trên hoặc bên dưới). Đối với từng dòng xe có thể có hoặc không có nút mở cốp vì một số mẫu xe có chức năng mở điện tử phía sau. 

Chú ý khi nhấn cốp, tài xế nên giữ lại trong vài giây, khi cốp mở thường có đèn nhấp nháy kèm tiếng bíp vang lên. Nếu cốp đang mở mà tài xế tiếp tục nhấn cốp xe sẽ dừng lại. Tiếp tục nhấn và giữ cốp xe sẽ đóng lại. 

Hai vị trí mở nắp capo và bình xăng tài xế chỉ cần nhấn hoặc kéo lẫy nắp capo hoặc bình xăng lên. Sau khi xong việc chỉ cần hạ nắp capo xuống và nhấn mạnh để gài nắp vào chốt.

 

avatar
Đánh giá :
x

Xem tin khác
Thiết kế bởi HuraSoft
Nguyễn Thanh Bình, số 32 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 0913 51 00 33 - Email : otothanhbinh@gmail.com