Khách đặt mua xe đặt cọc dễ dãi, " vất vả " đi đòi cọc
Trên một số hội nhóm, câu chuyện tranh chấp tiền đặt cọc mua ô tô xảy ra như cơm bữa. Hầu hết khách hàng là người chịu thiệt vì những lý do chủ quan.
Khoảng 2 tuần trở lại đây, nhiều người mạnh dạn chia sẻ những bức xúc của mình khi trót đặt cọc xe tại một số đại lý. Họ đều là những người có nguy cơ bị mất số tiền đặt cọc bởi những lý do chủ quan. Cụ thể như một số trường hợp dưới đây:
Mua bán ô tô thường không thể thiếu khâu đặt cọc nhưng nhiều người xem nhẹ việc này. Một người có tài khoản tên T.T, lần đầu tiên mua xe đã gặp luôn va chạm không đáng có.
Anh T kể, khi chuẩn bị mua xe, anh đã tìm hiểu và tham khảo vấn đề đặt cọc trên mạng. Do còn mơ hồ và tin tưởng sales, đồng thời thấy chương trình khuyến mại hấp dẫn nên vội vàng đặt cọc. Hôm đó, sales có mang xe tới nhà để anh T lái thử và nhận luôn 20 triệu đồng tiền cọc. Thời gian nhận xe dự kiến khoảng tháng 10. Sales không làm hợp đồng đặt cọc cho khách mà chỉ để lại duy nhất giấy biên bản ghi nhớ có dấu của đại lý.
Sau khoảng 1 tháng, anh T mới được biết đặt xe cần phải có hợp đồng đặt cọc "làm tin". Liên hệ với sales, thắc mắc sao không có hợp đồng đặt cọc thì sales trả lời: Đại lý không cho làm hợp đồng đặt cọc vì hạn lấy xe chưa tới. Khi nào khách gần lấy xe thì sẽ tiến hành làm hợp đồng đặt cọc. Sales khẳng định biên bản ghi nhớ của đại lý có hiệu lực như hợp đồng. Tin tưởng sales nên anh T không thắc mắc thêm.
Tuy nhiên, khoảng 1 tuần sau, thấy có một vụ cọc liên quan đến chuyện đặt xe, anh T mới cảm nhận sự bất ổn nên đã nhắn tin cho sales lấy lý do năm nay không được tuổi mua xe, xin rút lại cọc. Sales đồng ý nhưng với điều kiện anh T phải làm thủ tục xin giấy xác nhận của ngân hàng là không đủ điều kiện vay trả góp ngân hàng. Thời gian mất khoảng 45-50 ngày.
Dù không hài lòng nhưng anh T vẫn đồng ý để sales thực hiện thủ tục. Sau khi được một người bạn quen trên MXH hướng dẫn, anh T liên hệ với phía hãng trình bày trường hợp của mình. Cuối buổi chiều sales gọi cho anh T thông báo tuần sao sẽ trả lại cọc. Phía đại lý cũng liên hệ với anh T và cho biết, sales là người cầm tiền cọc của anh T, chưa nộp về cho đại lý.
Đại lý hẹn 1 tuần sau bạn sales sẽ hoàn lại cọc cho anh, nếu không hoàn đại lý sẽ có trách nhiệm với anh. Nhờ đó anh dễ dàng lấy lại được tiền cọc mà không phải chờ đợi 45-50 ngày.
Ký hợp đồng với giao kết lỏng lẻo
Có không ít trường hợp gặp rắc rối do không quan tâm đến các điều khoản ràng buộc ghi trong hợp đồng. Cụ thể, anh Q, đã ký hợp đồng mua xe với đại lý B với mong muốn được nhận xe đúng ngày đã chọn. Tuy nhiên, đến ngày đã hẹn vẫn không được giao xe, thay vào đó, sales hướng anh chọn sang bản khác có sẵn trong kho. Nếu không đồng ý thì phải đợi sang tháng 6 mới được nhận.
Do cần lấy xe nên anh B đã liên hệ đại lý khác (cùng hãng) để được nhận xe đúng ngày, đúng phiên bản mình mong muốn. Vừa nhận xe mới thì đại lý B gọi điện thông báo đã có xe, đúng phiên bản anh đã đặt. Anh Q lúc này mới tá hỏa, nếu không quay lại đại lý cũ nhận xe sẽ đối diện nguy cơ mất 50 triệu tiền cọc.
Tham vấn trong hội nhóm, bên cạnh lời động viên, những người có kinh nghiệm mua bán ô tô còn chỉ ra những sơ hở mà anh mắc phải khiến sự việc trở nên rắc rối:
- Thứ nhất: Đã định ngày lấy xe là ngày 17/5 nhưng trong hợp đồng lại thể hiện thời gian giao xe là 31/5. Do đó khi hợp đồng chưa hết hiệu lực mà người mua tự ý thay đổi sẽ dẫn đến việc mất cọc.
- Thứ 2: Không có điều khoản nào ràng buộc đại lý trong trường hợp giao xe không đúng hạn, không đúng phiên bản mà mình đã nhắm đến. Điều này dễ làm khách bị "dắt mũi"
- Thứ 3: Lưu lại tất cả tin nhắn, hội thoại liên quan đến quá trình mua bán để đối chứng nếu xảy ra vấn đề không mong muốn. Đây sẽ là bằng chứng để bảo vệ người mua trước chiêu trò của sales.
Từ bài học thực tế của mình, anh Q và anh T nhắn nhủ với những ai đang chuẩn bị mua xe, ngoài việc thương lượng giá, chương trình ưu đãi, khách hàng cần chú ý xem xét kỹ từng hạng mục thể hiện trong hợp đồng mua xe.
Không nên sử dụng hợp đồng in sẵn của đại lý bởi mỗi khách hàng tùy theo nhu cầu sẽ có những thỏa thuận riêng, đại lý đáp ứng được sẽ mua, không đáp ứng được sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn.
Thông thường, những hợp đồng soạn sẵn đều thiên phần lợi về người bán, phần thiệt về người mua. Do đó cần đối soát, giao kết chặt chẽ, soạn thảo lại sao cho đúng yêu cầu, mục đích của bản thân người mua, tránh gặp rắc rối về sau.
- Tại sao không mở cửa ô tô được từ bên trong? 2023-07-25 09:51:27
- Nhận diện và cách khắc phục điểm mù trên ô tô 2023-07-25 08:40:00
- 6 chi tiết trên xe ô tô với công dụng rất cần thiết nhưng không nhiều người biết 2023-05-30 10:37:28
- Làm quen với chế độ lái Eco trên các dòng xe đời mới 2023-05-30 10:29:29
- Tìm hiểu về cửa kính chỉnh điện - khắc phục sự cố kẹt kính 2023-05-30 10:15:11
- Những trang bị trên ô tô có thể hữu ích khi đi chơi xa 2022-06-14 10:57:41