
Các bước thực hiện quy trình phạt nguội mà lái xe nên biết
Ngày nay, hình thức phạt nguội đang dần được áp dụng rộng rãi hơn tại nhiều khu vực, không chỉ phần lớn đối với ô tô mà còn cả xe máy.
Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ hay những nút giao trọng điểm.
Các thông tin, hình ảnh thu được sẽ được gửi về Trung tâm xử lý - để tiến hành việc in ảnh, truy xuất thông tin người và xe, xác định chủ phương tiện, địa chỉ rồi gửi thông báo đối với các đối tượng vi phạm để xử phạt.
Ngoài ra, dữ liệu thu thập được trên các trang mạng xã hội, do người dân quay phim, chụp ảnh lại nếu như có tính xác thực thì lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) cũng áp dụng phạt nguội đối với những trường hợp vi phạm.
Ở Việt Nam, việc phạt nguội đã triển khai từ năm 2004 nhưng thời gian gần đây được áp dụng rộng rãi hơn trên các loại phương tiện xe 2 bánh, nhằm quản lý trật tự giao thông đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Quy trình Cảnh sát giao thông xử phạt nguội
Căn cứ Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP, Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT và Điều 25 Thông tư 65/2020/TT-BCA, việc xử phạt nguội được thực hiện như sau:
Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông
Các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, qua các trang mạng xã hội hay hình ảnh do người dân cung cấp là những dữ liệu để xác định hành vi vi phạm giao thông.
Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất
Trung tâm xử lý sẽ tiến hành lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm,… Sau đó, hình ảnh vi phạm được in kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt.
Quá trình này sẽ được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 3: CSGT thông báo hành vi vi phạm
Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm và phiếu xác nhận kết quả CSGT sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi vi phạm, yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để làm việc.
Bước 4: Lập biên bản vi phạm hành chính
Nếu xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, lực lượng CSGT sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành theo đúng như lỗi thông qua kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính.
Nguồn: Luật Việt Nam

- Tại sao không mở cửa ô tô được từ bên trong? 2023-07-25 09:51:27
- Nhận diện và cách khắc phục điểm mù trên ô tô 2023-07-25 08:40:00
- 6 chi tiết trên xe ô tô với công dụng rất cần thiết nhưng không nhiều người biết 2023-05-30 10:37:28
- Làm quen với chế độ lái Eco trên các dòng xe đời mới 2023-05-30 10:29:29
- Tìm hiểu về cửa kính chỉnh điện - khắc phục sự cố kẹt kính 2023-05-30 10:15:11
- Những trang bị trên ô tô có thể hữu ích khi đi chơi xa 2022-06-14 10:57:41